| | 368/24/34 Tân Sơn Nhì, Tân Phú. HCMC. VN.

So sánh sự khác nhau giữa Quick Charge 3.0 và Quick Charge 2.0 của Qualcomm

So sánh công nghệ Quick Charge 3.0Quick Charge 2.0 của Qualcomm 

Tại sao ở đây mình gọi là so sánh sự khác nhau mà không phải là tìm hiểu về công nghệ Quick Charge 3.0?

Ở phiên bản 3.0 Qualcomm cho thấy họ chủ yếu củng cố và tối ưu những gì đã có hơn là sáng tạo 1 chuẩn mực mới. Không có nhiều sự khác biệt giữa 2 chuẩn sạc nhanh này khi trên lý thuyết chúng gần như sử dụng cùng 1 phương pháp tăng giới hạn dòng điện an toàn để đạt mục tiêu sạc nhanh hơn

Tuy nhiên nói thế không có nghĩa giữa chúng không có sự khác biệt. Ở Qualcomm, họ gọi sự khác biệt này là "Intelligent Negotiation for Optimum Voltage" (viết tắt là INOV) - tạm dịch "Trao đổi thông minh để cấp điện áp tối ưu"

sac_nhanh_3.0_khac_gi_sac_nhanh_21

Nói về sự ra đời của công nghệ sạc nhanh 

Trước đây khi công nghệ và nhu cầu còn thấp, một chiếc điện thoại với màn hình 4.3 inch trở xuống hoặc một bộ vi xử lý với 2 nhân được xem như là một chuẩn mực, thì một viên pin dưới 2000mAh đã đủ đáp ứng trong các điều kiện thông thường.

Tuy nhiên nhu cầu con người ngày một tăng, và công nghệ cũng theo đó mà thay đổi. Những chiếc điện thoại thông minh có màn hình ngày càng lớn hơn với độ phân giải ngày càng cao, các hệ thống xử lý ngày càng mạnh mẽ hơn, đòi hỏi năng lượng cung cấp cho nó ngày càng nhiều hơn.

Vấn đề ở đây là một thiết bị mạnh mẽ nhưng vẫn dùng được trong 1 khoảng thời gian đủ lâu để duy trì nhiều hoạt động khác, đòi hỏi nhà sản xuất phải tối ưu thiết bị của mình sao cho nó vẫn hoạt động mạnh mẽ nhất nhưng lại tiêu thụ ít năng lượng nhất có thể. Để đáp ứng được vấn đề đó, các nhà sản xuất buộc phải đối mặt với ít nhất 2 khó khăn như sau:

1/. Khó khăn trong việc sản xuất các thiết bị phần cứng mạnh mẽ nhưng tiêu thụ ít năng lượng

Theo nhu cầu ngày càng tăng của người dùng, cấu hình phần cứng của các smartphone ngày một cao hơn, đương nhiên theo đó, nguồn năng lượng mà chúng cần cũng cao hơn trước. Một chiếc màn hình 2K HDR đòi hỏi tiêu tốn nhiều điện năng hơn một chiếc màn hình qHD thông thường, một con chip 4 nhân đòi hỏi nhiều năng lượng hơn so với 1 nhân, và 1 thanh ram 4Gb cần nhiều năng lượng hơn 1 thanh ram 512Mb.

Đương nhiên, với những cái đầu đầy nếp nhăn bên những tách cà phê đen sóng sánh cùng các công trình nghiên cứu qua hàng thập kỷ, công nghệ giờ đây đã đạt đến tầm Nano với các con số ngày càng nhỏ hơn tiêu thụ ít điện năng hơn. Một con chip 4 nhân mạnh hơn 4 lần một con chip 1 nhân nhưng mức tiêu thụ điện năng của nó không phải cũng nhân lên 4 lần, đó là nhờ kết quả việc tối ưu hiệu năng qua hàng thập kỷ của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, luôn có những giới hạn mà thực tế khó hoặc không thể vượt qua, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại khi nguồn năng lượng ngày càng khan hiếm.

Nói đến việc tối ưu hiệu năng mạnh mẽ mà vẫn tiêu thụ ít năng lượng trong ngành sản xuất điện thoại, Apple là một cái tên không thể bỏ qua. Apple không đi theo đường lối thông thường mà các nhà sản xuất khác đang theo đuổi bằng cách tăng cường phần cứng để cho hiệu năng mạnh mẽ hơn. Với lợi thế tự thiết kế cả phần cứng lẫn phần mềm, họ dùng những phần cứng thấp với các công nghệ cao, rồi tối ưu phần lõi hệ điều hành để đạt được công suất tối đa trong khi vẫn dùng những viên pin với dung lượng rất thấp

Như chiếc iPhone 6 với viên pin chỉ khoảng 1800mAh nhưng vẫn trụ vững gần 2 ngày hoặc thậm chí cao hơn, so với cùng thời của nó là chiếc Galaxy S5 (2800mAh) hay HTC One M8 với dung lượng pin (2600mAh) nhưng cũng chỉ đạt được khoảng hơn 1 ngày làm việc với các nhu cầu thông thường. Hãy so sánh phần cứng của chúng, iPhone 6 chỉ sử dụng con chip A8 với 2 nhân 1.4Ghz được sản xuất trên dây chuyền công nghệ 20Nm và 1Gb Ram, trong khi HTC One M8 với con chip Qualcomm Snapdragon 800 4 nhân hay Exynos 5 với 8 nhân cùng mức ram 2Gb. Loại trừ yếu tố màn hình nhỏ, ta thấy rõ ràng iPhone 6 trong thời điểm của nó vẫn luôn là đối thủ tương xứng hoặc thậm chí vượt trội về mặt hiệu năng so với các đối thủ công bố mức cấu hình cao khủng khiếp

so_snh_hiu_nng_iphone6

 

Ngay chính như bộ đôi đình đám nhất của Samsung hiện nay là Galaxy S8 và S8 plus với viên pin 3000mAh và 3500mAh cũng phải gục ngã trước gã nghèo nàn iPhone 7 plus chỉ với viên pin 2900mAh

so_snh_pin_iphone_7_plus

2/. Khó khăn về thời gian sạc pin

Thông thường trước đây, trung bình bạn tốn thời gian 1 giờ đồng hồ để sạc được mỗi 1000mAh, một số nhà sản xuất vì bảo vệ viên pin, thời gian này thậm chí có thể lâu hơn, thậm chí có thể lên đến 1 giờ 30 phút cho mỗi 1000mAh. Thế thì chả lẽ với viên pin 3000mAh, bạn phải tốn 3 giờ đến 4 giờ 30 phút để chờ dế yêu của bạn sạc đầy?

test_thoi_gian_sac_cong_nghe_quick_charger_2.0.png

Thời buổi tên lửa, mỗi giây phút đều được quy ra lúa, làm cái gì cũng phải nhanh để còn làm cái khác, như em làm cả ngày mà chỉ toàn nhai mỳ gõ, chỉ hận không có thêm giờ để kiếm lúa ăn bát phở thì mới thấy thời gian nó quan trọng cỡ nào foot-in-mouth, mà có rảnh thì cũng phải chăm gấu, 3 - 4 tiếng đồng hồ làm được biết bao nhiêu thứ, lên biết bao nhiêu đỉnh. Ai mà rảnh ngồi chờ dế yêu sạc pin cơ chứ? sealed

Vâng, thấu hiểu nỗi lòng của các đôi đang phịch, à nhầm đang yêu sealed, vì một thế hệ không ế, và vì kiếm kế sinh nhai, các nhà khoa học cắn răng hi sinh thân mình, lao đầu vào nghiên cứu, mày mò bên những tách cà phê đắng và những đôi mắt đỏ ngầu vì nhiều đêm không ngủ cry.

Kết quả là hàng loạt các phương pháp sạc nhanh ra đời trong sự vui mừng của cả một thế hệ đang ế như Quick Charge của Qualcomm, VOOC của Oppo, Supper Charge của Huawei, Turbe Power của Motorola, Dash Charge của One Plus hay Pump Express của Mediatek. Vâng sạc nhanh của Qualcomm Quick Charge ra đời trong tình thế như vậy.

Qualcomm Quick Charge 3.0 là gì?

Trên nguyên lý, cả 3 phiên bản sạc nhanh của Qualcomm đều sử dụng cùng một phương thức để đạt được mục tiêu sạc nhanh bằng cách mở rộng giới hạn dòng điện sạc vào để tăng tốc độ sạc nhanh mà vẫn đảm bảo độ an toàn cho toàn bộ thiết bị. Ở phiên bản 1.0, giới hạn được mở rộng không nhiều nên các thiết bị hầu như không cần nhiều sự thay đổi, mà chủ yếu phụ thuộc vào con chip quản lý nguồn điện được nâng cấp 1 tệp chỉ dẫn mới cho phép thay đổi giới hạn này.

Phiên bản Quick Charge 2.0 mang một sự thay đổi lớn hơn. Vì giới hạn dòng sạc tối đa được mở rộng đến một giới hạn an toàn mới, nên thiết bị nhận dòng vào cần được gia cố để đảm bảo độ an toàn tuyệt đối, adapter sạc cũng được thay đổi bằng cách gia cố và nâng cao dòng điện cấp ở đầu ra để phù hợp với khả năng nhận dòng điện vào của thiết bị. Tuy nhiên, sau một thời gian được đưa ra áp dụng rộng rãi, Qualcomm nhận ra một nhược điểm phát sinh trong quá trình sạc, do Quick Charge 2.0 chỉ cấp nguồn ở các mức điện thế 5V - 9V và 12V, dẫn đến tính trạng thắt cổ chai khi chip quản lý nguồn của thiết bị cho phép dòng vào thấp hơn mức cấp giới hạn tại 1 thời điểm của bộ sạc, gây ra một lượng điện năng dư thừa. Vì dòng điện dư thừa này không có đích đến nên nó gây ra hiện tượng hao phí điện năng và tỏa nhiệt, cộng thêm nhiệt lượng sinh ra trong quá trình sạc làm các thiết bị càng nóng hơn.

Nhận thấy vấn đề, Qualcomm cho ra đời phiên bản Quick Charge 3.0 để khắc phục tình trạng này nhờ một tính năng mới được gọi là "Intelligent Negotiation for Optimum Voltage" (viết tắt là INOV) - tạm dịch "Trao đổi thông minh để cấp điện áp tối ưu". Tính năng này cho phép Quick Charge 3.0 có thể chia các bước cấp dòng với dòng điện nhỏ hơn để phù hợp với thiết bị. Cụ thể Quick Charge 3.0 cho phép chia nhỏ dòng điện chi tiết hơn ở mức 200mV trải dài từ 3.6V - 20V, điều này cho phép dòng điện cấp từ adapter phù hợp hơn với mức cho phép của thiết bị, năng lượng cấp vừa đủ với khả năng nhận vào của thiết bị làm giảm đi hiện tượng hao phí điện năng, từ đó giảm đi sự tỏa nhiệt trong quá trình sạc.

sac_nhanh_3.0_khac_gi_sac_nhanh_23

Một số chip mới của Qualcomm có hỗ trợ chuẩn sạc Quick Charge 3.0

May mắn là ở cả 3 phiên bản đều tương thích lẫn nhau và đều đảm bảo sạc được tuy không đạt được hiệu quả như mong muốn vì có hiện tượng thắt cổ chai. Ví dụ một chiếc điện thoại có hỗ trợ Quick Charge 1.0 khi được sạc bằng adapter có hỗ trợ Quick Charge 2.0, mặc dù vẫn sạc được và dòng điện được cấp lớn, nhưng chip điều khiển dòng sạc trên thiết bị bị giới hạn, nên dòng điện cho phép đi qua chỉ tới mức giới hạn của Quick Charge 1.0 mà không đạt được mức cao hơn.

So sánh phiên bản Quick Charge 2.0Quick Charge 3.0

Như giải thích ở trên, ta thấy được rằng nếu chỉ so về thời gian sạc, không có nhiều sự khác biệt giữa 2 chuẩn Quick Charge 2.0 và 3.0 của Qualcomm. Tuy nhiên như đã nói ở trên, Quick Charge 3.0 không phải là 1 chuẩn mực mới mà chỉ là sự nâng cấp tối ưu những gì đã có của Qualcomm ở phiên bản cũ, thay đổi lớn nhất của Quick Charge 3.0 không phải ở thời gian sạc mà ở cách tối ưu dòng điện cấp cho thiết bị giúp tiết kiệm điện năng và giảm tỏa nhiệt

Theo diễn đàn tinh tế, thử nghiệm thực tế trên Samsung Galaxy S7 (QC 2.0) và Xiaomi Mi5 (QC 3.0) cho thấy, thời gian sạc trong 40 phút đầu từ 0% pin của Quick Charge 3.0 có nhanh hơn chút ít so với Quick Charge 2.0 nhưng không đáng kể, điều này cũng có thể do một số điều kiện khách quan. Tuy nhiên so sánh đầy đủ thì cả 2 chuẩn Quick Charge 2.0 và 3.0 có thời gian sạc đầy pin từ 0 lên 100% là gần như tương đương nhau

sac_nhanh_3.0_khac_gi_sac_nhanh_23

Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng kết quả mà nó mang lại thì thật đáng giá. Thứ nhất tiết kiệm điện là tiết kiệm tiền tongue-out, thứ 2 là về nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình sạc, nên nhớ các thiết bị điện tử rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt nhất là pin và các mối hàn, nhiệt lượng quá cao có thể gây giảm tuổi thọ của pin và các chip điều khiển bên trong board mạch. Và Quick Charge 3.0 sinh ra là để giảm đi rủi ro này, giúp cho thiết bị bền bỉ hơn và quan trọng là nó giúp cho túi tiền của chúng ta ổn định hơn laughing

Túm cái áo lại là:

Nói như trên không có nghĩa là Quick Charge 2.0 nguy hiếm hơn Quick Charge 3.0, dù sao một nhà sản xuất lớn mang tầm cỡ thế giới như Qualcomm cũng không thể đem danh tiếng của mình ra đùa với lửa. Nên nếu bạn đang có một thiết bị hỗ trợ Quick Charge 2.0 thì hãy cứ yên tâm mà sử dụng. Bạn chỉ nên nâng cấp lên Quick Charge 3.0 nếu bạn dư giả tiền bạc hoặc bạn đang có 1 thiết bị có hỗ trợ chuẩn này.

Hiện tại Cafe2fone.com cũng có bán loại sạc nhanh Quick Charge 3.0 của hãng HTC, bạn có thể tham khảo tại đây nhé:

http://cafe2fone.com/cu-sac-htc-10-u-ultra-u11-quick-charge-3-0-chinh-hang-id18.html

Hoặc Quick Charge 2.0

Samsung:

http://cafe2fone.com/sac-nhanh-samsung-s8-chinh-hang-id4.html

http://cafe2fone.com/sac-nhanh-samsung-note-5-chinh-hang-id5.html

LG: http://cafe2fone.com/cu-sac-nhanh-lg-g4-g5-g6-v10-v20-lg-quick-charge-2-0-chinh-hang-id42.html

Sony: http://cafe2fone.com/cu-sac-nhanh-uch10-sony-xa1-xa1-ultra-xz-xzs-xz-premium-chinh-hang-id43.html

 

CAFE2FONE

368/24/34 Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú. HCMC

Tel: 0977.51.44.79 - 0776.971.179

Email: cafe2fone@gmail.com

Thời gian làm việc: 9h - 20h

Khiếu nại & Góp ý: 0977.51.44.79

Chúng tôi trên FACEBOOK
© Bản quyền 2018 CAFE2FONE.COM. Tất cả quyền được bảo lưu.
Thiết kế bởi Thiết Kế Web Giá Rẻ